UBTV Quốc hội quyết định kéo dài thời hạn NQ 42 đến 2023

Sáng ngày 14/4, tại Nhà Quốc hội, cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện NQ số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (NQ số 42), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023.
Toàn cảnh tại phiên tòa
Toàn cảnh tại phiên tòa

NQ 42 vẫn còn tồn đọng một số khó khăn nhất định

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của ngành Ngân hàng, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sau gần 5 năm thực hiện, NQ số 42 đã được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.

Theo đó, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2021 giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (ngày 15/8/2017). Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ ngày 15/8/2017 đến ngày 31/12/2021 đạt trung bình khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng báo cáo trước phiên họp
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng báo cáo trước phiên họp

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng thống nhất với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42. Trong thời gian áp dụng NQ, nợ xấu được xử lý của hệ thống các tổ chức tín dụng có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của NQ

Đối với dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn toàn bộ thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết. Hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã cơ bản đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 và Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thời hạn áp dụng NQ 42 đến ngày 31/12/2023

“Để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành, việc kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42 là cần thiết nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, qua đó tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế;…”, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết.

Tại phiên họp, sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết về việc bổ sung nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng. Nghị quyết số 42 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022 với 100% các thành viên Thường vụ có mặt biểu tán thành và giao Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chuẩn bị Dự thảo nghị quyết.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết. Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá việc ban hành NQ 42 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Chính phủ và các tổ chức tín dụng trong 5 năm qua đã triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nguồn: Thị trường tài chính

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *