Những năm gần đây, vào ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch). Người dân lại đổ đi mua vàng cầu may mắn tài lộc. Tại các cửa hàng vàng, từ sáng sớm đến đêm khuya. Cảnh chen chân xếp hàng dài mua vàng bất chấp thời tiết mưa lạnh.
Dù mỗi người chỉ mua 0,5 chỉ hoặc 1-3 chỉ, rất ít người mua số lượng lớn nhưng vào ngày này. Các doanh nghiệp bán ra lên tới hàng triệu sản vàng trong dịp vía Thần Tài.
Tăng giá cao trước thềm vía thần tài
Song, thời điểm này giá vàng đang trên đỉnh cao lịch sử. Trong nước, ngày 4/2 vẫn ở mức giá như kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu. Cụ thể, giá vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji Hà Nội giao dịch ở mức 61,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 62,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng SJC Hà Nội mua vào ở mức 61,80 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 62,52 triệu đồng/lượng.
Theo quan niệm dân gian, nếu mua vàng vào ngày này thì cả năm sẽ sung túc, thóc gạo đầy kho, tiền bạc rủng rỉnh. Còn mục đích mua vàng để tích trữ tài sản thì lúc nào có tiền đi mua cũng được. Đỡ phải chen lấn, xếp hàng chờ cả vài tiếng đồng hồ.
Người dân đổ xô mua vàng
Vào ngày vía Thần Tài, người dân đổ xô đi mua vàng. Nhưng mua vàng vào ngày Thần Tài không phải để trao đổi về kinh tế mà dùng để cầu may. Khách hàng thường mua một lượng vàng rất nhỏ, chỉ từ 0,5 chỉ đến 1-3 chỉ là nhiều. Rất ít khách vàng mua với số lượng lên tới cả lượng vàng.
Tuy nhiên, nếu mua vàng cốt để lấy may thì mọi người nên có một khoản ngân sách phù hợp. Từ vài trăm cho tới vài triệu đồng tùy khả năng kinh tế của mỗi người.
Vị đại diện này khuyên, trừ trường hợp có ý định mua vàng tích trữ. còn lại không nên bỏ quá nhiều tiền để mua vàng cầu may trong ngày vía Thần Tài. Bởi, mua vàng lấy may về thường cất két. Trong khi nếu đưa tiền vào kinh doanh hay làm những việc khác tương tự thì tiền sẽ sinh ra tiền. Chưa kể, vào dịp vía Thần Tài, giá vàng còn có xu hướng tăng mạnh hơn so với ngày thường
Nhận định về vàng của thương hiệu DOJI
Nhận định về thị trường vàng, đại diện của Doji cho hay. Từ đầu năm 2021 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10%, hiện giao dịch ở quanh mức 60,5–61,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Vào giữa tháng 11/2021, giá vàng trong nước đã từng vượt mức 62 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Điều đó khiến cho giá vàng trong nước ngược chiều với giá thế giới. Dẫn tới chênh lệch trong nước – quốc tế ngày càng lớn, có thời điểm lên tới hơn 12 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng lên cao như vậy nhưng xu hướng người dân vẫn thận trọng, ít bán ra vì lo ngại lạm phát.
Trong nước ngày càng khan hiếm vàng
Trong nước vàng nguyên liệu cũng khan hiếm vì từ năm 2012. Nhà nước đã không còn cho nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Dù cho tỷ suất lợi nhuận của vàng mang lại không cao như một số kênh đầu tư khác. Như chứng khoán, bất động sản, tiền ảo, tuy nhiên vẫn có nhiều nhà đầu tư coi vàng như một kênh an toàn cũng như phân tán rủi ro.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, giá vàng nhiều khả năng sẽ tăng từ giữa năm 2022 ảnh hưởng chặt chẽ bởi các diễn biến của dịch bệnh. Các báo cáo tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, lãi suất thực cũng như các rủi ro liên quan tới chính trị. Điều đó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng.
Trong bối cảnh giá vàng trong nước vẫn neo ở mức cao, cộng thêm với các biến động luôn “trực chờ. Từ tình hình kinh tế, chính trị cũng như dịch bệnh trên thế giới. Vàng vẫn sẽ là một “nơi trú ẩn” an toàn cho nhiều nhà đầu tư trong năm 2022.
Nguồn: Tổng hợp
- Khen thưởng 2 học sinh lớp 5 dũng cảm truy đuổi và bắt gọn tên trộm xe máy
- Master Mỹ Mỹ – Thành công nảy mầm từ đam mê và nhiệt huyết
- Nam sinh Quốc học Huế xuất sắc giành vòng nguyệt quế “Đường lên đỉnh Olympia” lần thứ 24
- DJ Villain – Từ raver chính hiệu đến ngôi sao sân khấu âm nhạc điện tử tại Hà Nội
- Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 dẫn đến tử vong